Viêm gan B là bệnh gì? Viêm gan B lây nhiễm qua đường nào?

1. VIÊM GAN B LÀ BỆNH GÌ?

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng phổ biến nhất trên thế giới. Nó được gây ra bởi virus viêm gan B tấn công và làm tổn thương gan. Hai tỷ người (hoặc 1 trong 3 người) đã bị nhiễm bệnh và khoảng 300 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính. Mỗi năm có tới 1 triệu người chết vì viêm gan B mặc dù thực tế là bệnh này có thể phòng ngừa và điều trị được.

Viêm gan B là một “dịch bệnh thầm lặng” vì hầu hết mọi người không có triệu chứng khi mới nhiễm hoặc nhiễm mãn tính. Do đó, họ có thể vô tình lây lan vi-rút sang người khác và tiếp tục lây lan bệnh viêm gan B một cách thầm lặng. Đối với những người bị nhiễm mãn tính nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, gan của họ vẫn đang bị tổn thương âm thầm và có thể phát triển thành bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.

2. VIÊM GAN B LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG NÀO?

2.1. Viêm gan B lây qua đường máu

Virus viêm gan B tồn tại trong máu của bệnh nhân do đó, bạn có thể bị lây nhiễm virus HBV nếu dùng chung bơm kim tiêm.Ngoài ra, việc dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, lược, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… có thể xây xước cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, nếu truyền máu, nhận máu từ người bệnh nhiễm HBV hoặc thực hiện phẫu thuật từ vật tư y tế chưa được xử lý cũng có khả năng cao nhiễm bệnh.

2.2. Viêm gan B lây qua con đường quan hệ tình dục

Virus viêm gan B còn được tìm thấy ở dịch âm đạo hoặc tinh dịch của bệnh nhân. Do đó, nếu quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không dùng bao cao su thì nguy cơ lây bệnh là rất cao. Thực tế, rất nhiều trường hợp quan hệ tình dục với gái mại dâm, quan hệ tình dục tập thể… đã nhiễm viêm gan B.

2.4. Viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con

Trường hợp mẹ bị viêm gan B khi mang thai thì con cũng có khả năng nhiễm bệnh này nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Khả năng lây nhiễm tăng cao tùy theo giai đoạn phát triển của thai nhi.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con giai đoạn 3 tháng đầu là 1%. Tiếp theo, 3 tháng giữa là 10%. Còn nếu nhiễm viêm gan B ở 3 tháng cuối thì khả năng lây từ mẹ sang con là 60 – 70%. Vì thế, trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, người mẹ bị viêm gan B nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và nhận lời khuyên hữu ích.

Ngoài ra, mẹ đang cho con bú cũng có thể lây nhiễm viêm gan B sang cho con nếu không may núm vú của mẹ có vết thương hở.

3. PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM VIÊM GAN B TỪ CHỒNG SANG VỢ VÀ NGƯỢC LẠI

4.1. Tiêm phòng viêm gan B

Nếu chưa tiêm phòng viêm gan B thì bạn nên đến cơ sở uy tín để thăm khám và tiến hành tiêm vắc xin ngừa bệnh. Cách này hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus từ chồng sang vợ và ngược lại.

4.2. Không dùng chung vật dụng cá nhân

Virus viêm gan B lây qua đường máu, khi người vợ sử dụng chung vật dụng cá nhân như dạo cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… của chồng.

Để phòng ngừa lây nhiễm, người vợ nên sử dụng và để vật dụng này riêng biệt, cách xa đồ của chồng. Tránh để máu bàn chải đánh răng dính sang bàn chải khác.Dùng chung bàn chải đánh răng có tốt không? - Trang tin cộng đồng

4.3. Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm viêm gan B nhanh nhất. Vì thế, vợ hoặc chồng bị viêm gan B, để tránh lây bệnh bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

4.4. Duy trì thói quen lành mạnh

Người bệnh cũng cần giữ tâm lý thoải mái, lạc quan khi đối mặt với bệnh. Điều này giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả và tích cực. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya,. Đồng thời, người bệnh cũng nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu acid omega-3… giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng đề kháng.

4.5. Khám sức khỏe định kỳ

Nếu có chồng bị nhiễm viêm gan B thì 2 vợ chồng cần thường xuyên khám sức khỏe gan định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Việc này phù hợp với người chồng để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Đồng thời, kiểm tra người vợ đã bị nhiễm viêm gan B hay chưa để có cách điều trị kịp thời.

4.6. Tiến hành điều trị dự phòng

Nếu chồng bị viêm gan B và người vợ đã có tiếp xúc với máu của chồng thì cần đến cơ sở y tế để điều trị dự phòng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Lúc này, nếu bị nghi nhiễm bệnh, người vợ sẽ được tiêm loại vắc xin ngừa viêm gan B từ 7 – 14 ngày.

Tóm lại, viêm gan B là bệnh lây nhiễm, vì vậy chồng bị viêm gan B có thể lây sang vợ và ngược lại.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top